Bài 5. Làm việc với nhánh
Một dự án gồm rất nhiều chức năng, trong thực tế mỗi thành viên sẽ đảm nhận ít nhất một chức năng.
Để dễ dàng quản lí mã nguồn Git cung cấp khái niệm về nhánh, tùy theo mục đích và quy mô dự án ta sẽ phân ra các nhánh thích hợp.
Việc chia ra các nhánh giúp ta dễ dàng quản lí, làm việc độc lập không ảnh hưởng đến các thành viên khác
Tạo nhánh
Bạn có thể tạo một nhánh mới bằng lệnh sau:
git branch <tên_nhánh>
Xem danh sách các nhánh bằng lệnh:
git branch
Di chuyển qua lại giữa các nhánh
Trước khi đẩy code lên GitHub ta cần checkout qua nhánh muốn lưu trữ code:
git checkout <tên_nhánh>
// hoặc
git switch <tên_nhánh>
Sau đó thao tác add, commit để thêm code.
Lưu ý: sử dụng lệnh git push origin <tên nhánh>
để đẩy code lên đúng nhánh
Sơ đồ git sau khi tiến hành tạo nhánh
Gộp nhánh
Việc tạo ra nhiều nhánh trong thời gian dài sẽ khó quản lí, vì vậy khi hoàn tất một chức năng ta nên có hành động gộp nhánh và xóa đi các nhánh thừa không còn dùng nữa.
Đầu tiên ta checkout sang nhánh muốn gộp vào và nhập lệnh:
git merge <tên_nhánh_gộp>
Với trường hợp trên, ta đang thực hiện gộp nhánh có tên nhanh-moi
vào trong nhánh main
(main sẽ chứa toàn bộ code của nhanh-moi)
Sơ đồ git sau khi gộp nhánh
Xóa nhánh
Sau khi gộp nhánh xong, ta nên xóa nhánh để kho lưu trữ được gọn gàng hơn
Chỉ nên xóa các nhánh không dùng nữa
Dùng lệnh:
git branch –d <tên_nhánh>
-d
mang ý nghĩa delete
Thao tác với nhánh cần phải nắm vững các lệnh vì rất dễ xảy ra xung đột (conflict) trong quá trình gộp nhánh
Nếu xảy ra xung đột ta phải xử lý bằng tay (xóa hết các code thừa và gộp lại từ đầu)
Tuyệt đối không gộp lung tung, sẽ có thể dẫn đến việc mất hết source code